Phong tục và những đặc trưng riêng ngày tết


Tết miền Bắc có gì thú vị? Phong tục Tết miền Bắc có gì đặc sắc? Tết Nguyên đán vốn là lễ hội truyền thống rất có ý nghĩa với dân tộc ta. Và gần như mỗi miền sẽ có cách thức đón Tết riêng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về nét đặc trưng này thông qua bài biết sau của Vivu Miền Trung nhé!


Tết là dịp để mọi người quây quần, sum họp lại cùng nhau sau một năm lao động vất vả. Đây cũng là dịp để những người con xa quê quay trở về sau những ngày tháng xa nhà. Mỗi vùng miền sẽ có cách thức đón Tết khác nhau, dưới đây là một số nét đặc trưng riêng biệt về Tết miền Bắc.


1. Trưng hoa đào


Vào những ngày Tết ở miền Bắc, dường như nhà nào cũng trưng hoa đào. Vì sao miền Bắc lại thích chơi hoa đào hơn hoa mai? Thật chất đào cũng là giống cây hoang dại như mai. Thế nhưng đào ưa khí hậu lạnh, hợp với thời tiết của khu vực này hơn.


Những cây hoa đào dường như đã xuất hiện tại tại các vùng núi cao ở miền Bắc từ rất lâu. Theo truyền thuyết kể lại, ngày xưa có hai vị thần xuất hiện trên cây đào để che chở cho người dân. Bởi thế nên ma quỷ rất sợ hai vị thần, từ đó, chúng sợ luôn cả hoa đào.


Tết miền Bắc - Trưng hoa đào


Tết đến, sắc hồng của hoa đào len lỏi vào ngóc ngách từng ngôi nhà, con phố miền Bắc (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Vào mỗi dịp Tết, các vị thần này sẽ về trời gặp Ngọc Hoàng nên không thể bảo vệ làng. Vì lẽ đó nên những người trong làng đã rủ nhau lên rừng mang đào về và cắm trong nhà. Họ tin rằng những nhành đào này sẽ giúp xua đuổi ma quỷ. Lâu dần về sau, trưng đào ngày Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa của Tết miền Bắc.


Không những thế, người ta còn tin tưởng rằng màu hồng của hoa sẽ mang đến may mắn, sung túc. Hoa đào bích thường được người dân ưa chuộng nhất vì cánh hoa to, nhiều cánh. Cùng với đó thì đào rừng, đào phai cũng rất được người dân ưa chuộng. Nếu Tết ở miền Bắc thiếu đi hoa đào thì quả là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân.


>>> Xem thêm: Khám phá bản đồ tour miền Bắc 2024 về miền ký ức lịch sử thăng trầm


2. Mâm ngũ quả ngày Tết


Vào dịp Tết thì bày mâm ngũ quả là điều không thể thiếu. Tùy vào mỗi vùng miền mà sẽ có cách trưng bày, biến tấu khác nhau. Vậy liệu việc chưng mâm ngũ quả có ý nghĩa gì đặc sắc không? Không như miền Nam với mâm ngũ quả mang ý “cầu vừa đủ xài”, mâm quả ở miền Bắc được chưng theo ngũ hành.


Do đó, mâm ngũ quả ở miền Bắc phải tuân theo những chuẩn mực riêng. Trong đó, các loại quả phải có màu trắng (kim), xanh lá (mộc), đen (thủy), đỏ (hỏa) và vàng (thổ). Do đó, những loại quả thường được chọn là chuối xanh, phật thủ, bưởi, ổi, sung, ớt… 


Tết miền Bắc - Mâm ngũ quả ngày Tết


Mâm ngũ quả của miền Bắc có nét đặc trưng rất riêng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Chuối dùng để chưng mâm ngũ quả phải là chuối xanh, bày theo nải. Người ta cũng quan niệm nải chuối có hình như bàn tay để hứng lấy may mắn. Một loại quả khác nhất định phải có là bưởi hoặc phật thủ. Màu vàng này tượng trưng cho may mắn, sung túc, giàu sang.


Mâm ngũ quả là một trong những điều không thể nào thiếu trong dịp Tết miền Bắc. Kiểu bày phổ biến nhất là đặt nải chuối ở dưới cùng để đỡ những quả khác. Vị trí chính giữa sẽ là quả bưởi hoặc phật thủ. Xung quanh là các loại quả còn lại như ổi, hồng, đào, quýt… Tại các vị trí xen kẽ có thể đặt thêm quất hoặc ớt vào. 


3. Mâm cỗ ngày Tết


Mâm cỗ dường như là yếu tố không thể thiếu vào mỗi dịp Tết miền Bắc. Đa phần những người dân tại đây rất cầu kỳ và chú trọng mâm cỗ này. Các món không chỉ phải đảm bảo độ ngon mà còn có đủ sắc màu, tượng trưng cho bốn mùa. Các mâm được bày biện chỉn chu và đẹp mắt.


Đặc biệt là các mâm cỗ truyền thống của người Hà Nội thường được làm khá tỉ mẩn. Không chỉ hình thức đẹp mắt mà cả hương vị của món ăn cũng rất được chú trọng. Điều này cũng thể hiện được phần nào quan niệm xưa của người dân nơi đây. Với họ, mâm cỗ càng cầu kỳ, càng chứng tỏ được lòng thành kính với tổ tiên, thánh thần.


Tết miền Bắc - Mâm cỗ ngày Tết


Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc với những món ăn đầy hấp dẫn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Cần tối thiểu 4 bát, 4 đĩa mang ý tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa. Nếu có điều kiện hơn bạn cũng có thể làm mâm lớn với 6 hoặc 8 bát. Một mâm cỗ cơ bản sẽ không thể nào thiếu món bánh chưng, thịt gà, nem, giò, dưa hành… Ngoài ra, mâm cơm này còn thể hiện cho sự đủ đầy, hy vọng vào một năm mới thịnh vượng.  


Đặt tour miền Bắc: Tour du lịch Tết Miền Bắc


4. Nấu bánh chưng


Một trong những nét đặc trưng của Tết miền Bắc là tập tục gói bánh chưng. Tập tục, nét đẹp này đã xuất hiện và được lưu giữ từ rất lâu đời trong nền ẩm thực nước ta. Lâu dần, hoạt động này đã trở thành một tập quán quen thuộc với những người dân tỉnh thành phía Bắc.


Bắt đầu từ 27 tháng Chạp thì mỗi gia đình tại miền Bắc đã bắt đầu nấu bánh chưng. Mọi người quây quần cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu, nhóm lửa, gói bánh,… Những chiếc bánh vuông vức thể hiện sự biết ơn với đất trời, tổ tiên. Cũng như thay cho lòng biết ơn vì một năm mưa thuận gió hòa đã qua.


Tết miền Bắc - Nấu bánh chưng


Mọi người quây quần cùng nhau bên nồi bánh tạo nên khung cảnh đầy ấm cúng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Vào lúc ấy, cả gia đình sẽ cùng ngồi bên nồi bánh, chuyện trò về một năm đã qua. Chính những điều này đã khiến cho tập tục nấu bánh chưng thêm phần ý nghĩa. Giữa bộn bề cuộc sống, khi mà nhiều thế hệ được dịp sum vầy bên nhau quả là khoảnh khắc đầy ý nghĩa.Thế nên tập tục này còn có ý nghĩa tượng trưng cho niềm vui sum họp của gia đình. 


5. Tục xông đất ngày Tết


Trong những dịp Tết miền Bắc thì không thể nào thiếu tục xông đất. Tức là gia chủ sẽ chọn người đầu tiên đến nhà vào đầu năm để lấy may mắn. Người được chọn thường là người hợp tuổi với chủ nhà, khỏe mạnh, tốt tính. Do đó nên hầu như người biền Bắc thường ít đi chúc Tết vào sáng sớm. Vì họ sợ sẽ trở thành người xông đất “bất đắc dĩ”.


Đây là một tục lệ đã có tại Việt Nam từ rất lâu đời và rất được xem trọng. Thông thường, người xông đất sẽ là người được sắp xếp từ trước. Khi đến, họ sẽ mang theo bánh mứt, trái cây và lì xì cho những trẻ nhỏ trong nhà. Cùng với đó, gia chủ sẽ đón tiếp họ nhiệt tình và vui vẻ.


Tết miền Bắc - Tục xông đất ngày Tết


Đến nay, xông đất vẫn là một nét đẹp văn hóa, một tập tục rất được ông bà xưa chú trọng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Những người đến xông đất đa phần chỉ đến nhà khoảng năm mười phút để cầu chúc cho gia đình. Một điều đơn giản nhưng mang đến niềm vui và niềm tin vào năm mới sung túc, may mắn hơn. Và ngay cả người xông đất cũng sẽ cảm thấy vui vì đã cho đi những điều tốt lành.


>>> Xem thêm: Top những địa điểm du lịch miền Bắc đẹp và lý tưởng nhất Việt Nam


Một trong những điểm nhấn của Tết miền Bắc là mâm cỗ đậm chất truyền thống. Những món ăn đặc sắc mang đậm nét văn hóa vùng thủ đô. Hầu như trong mâm cơm của các gia đình sẽ không thể nào thiếu những món được liệt kê dưới đây.


Tết miền Bắc - Thịt đông


Bạn có thể thêm cà rốt vào để làm tăng độ hấp dẫn cho món thịt đông (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


  • Giò thủ. Giò thủ được làm từ thủ lợn như tai, má, mũi lợn, nấm mèo cùng các gia vị truyền thống. Khi được bày lên đĩa, giò thủ thường được cắt khoanh và chia thành từng miếng nhỏ.

  • Thịt đông. Đây là món nguội, chủ yếu được làm từ thịt chân giò hoặc bì lợn xào cùng nấm hương, mộc nhĩ. Món ăn sau khi được ninh nhừ sẽ mang bảo quản trong tủ lạnh.  

  • Dưa hành. Món ăn này với thành phần nguyên liệu chính là củ hành, cà rốt. Dưa hành được muối lên theo phương pháp lên men vi sinh. Khi muối lên sẽ có vị cay cay, chua chua giúp làm tăng độ ngon miệng trong bữa ăn.

  • Canh bóng thả. Canh bóng thả được nấu từ nguyên liệu chính là da heo và các loại rau củ. Món ăn này có công dụng bổ máu và giữ ấm cơ thể.

  • Măng khô hầm chân giò. Đây là món ăn ngon và cực kỳ bổ dưỡng. Vị béo của thịt giò hòa cùng độ giòn của măng khô mang đến vị ngon khó tả. 

  • Bên cạnh đó thì những món như nem rán, xôi gấc, gà luộc… cùng đều không thể thiếu.


Tết miền Bắc có gì kiêng kỵ không? Đây là một trong những điều rất quan trọng mà bạn cần nắm rõ. Hẳn bạn sẽ cần đến những thông tin này nếu đón Tết tại miền Bắc. Hãy cùng xem thử đó là những điều gì để ta có thể phòng tránh, không phạm phải nhé!


Tết miền Bắc - Kiêng quét nhà


Vào những ngày đầu năm mới bạn đừng quét nhà nhé! (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


  • Trong ba ngày đầu năm sẽ kiêng quét nhà, đổ rác. Vì ông bà xưa quan niệm rằng hành động này tương tự như “quét” tài lộc ra khỏi nhà. Nên mọi người hầu như sẽ dọn dẹp nhà cửa tinh tươm vào độ giao thừa và trước đó.

  • Không nên xông đất đầu năm nếu bạn là người nặng vía hoặc đang chịu tang. Người miền Bắc khá xem trọng tập tục này nên bạn cần lưu ý để tránh mang đến cho gia chủ những điều không may.

  • Kiêng cho nước, cho lửa vì đó là hai yếu tố tượng trưng cho sự sinh sôi, may mắn. Việc cho nước, lửa đầu năm tựa như cho đi sự may mắn của mình.

  • Tránh làm vỡ bát, đĩa, tách,… cũng như không nên đánh, mắng nhau vào đầu năm. Theo quan niệm người xưa, việc làm đổ vỡ đầu mang đến sự chia ly, xa cách.

  • Không nên treo tranh, ảnh có nội dung không tốt đẹp như kiện tụng, đánh ghen… Nên ưu tiên tranh mang ý tài lộc như cậu bé, lợn, gà…


Đặt tour miền Bắc: Tour du lịch miền Bắc 5 ngày 4 đêm


Những chia sẻ trên là các tập tục đặc trưng, món ăn, điều kiêng kị trong Tết miền Bắc. Hy vọng thông qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về nét đẹp, sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam ta. Và cũng chính những điều đó đã tạo nên giá trị và ý nghĩa tốt đẹp cho Tết cổ truyền Việt Nam. Tết cũng là thời điểm lý tưởng để bạn lên kế hoạch đi du lịch. Nếu có nhu cầu đặt tour du lịch miền Bắc, hãy liên hệ Vivu Miền Trung qua hotline nhé!

Tư vấn miễn phí tour du lịch miền Bắc



Nguồn: VivuMientrung.net

Bài viết liên quan