Nếu Tết miền Nam, miền Bắc có những phong tục, đặc trưng riêng thì miền Trung lại là sự trung hòa trọn vẹn của hai nền văn hóa Nam – Bắc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc rằng Tết miền Trung có gì đặc biệt chưa? Tết miền Trung có sự khác biệt gì so với Tết miền Bắc, miền Nam? Hãy cùng Vivu Miền Trung khám phá những phong tục, tập quán qua bài viết dưới đây nhé!
Vì nằm giữa trung tâm của chiều dài đất nước nên miền Trung chịu ảnh hưởng phong tục, tập quán của hai miền Nam lẫn Bắc. Thế nhưng, không vì thế mà miền Bắc đánh mất đi những giá trị văn hóa truyền thống riêng của mình. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong phong tục đón Tết, nghi thức làm lễ Tết, mâm cỗ ngày Tết… Dưới đây là nét đặc trưng riêng mà chúng ta dễ dàng bắt gặp được ở ngày tết Miền Trung.
Đầy đủ sắc hoa ngày Tết
Tương tự như miền Nam, người miền Trung xem hoa mai như biểu tượng ngày Tết. Mặc dù sắc vàng hoa mai không ngập tràn khắp mọi nẻo đường như khu vực Đông Nam Bộ, lục tỉnh Nam Kỳ. Thế nhưng, bạn vẫn dễ dàng bắt gặp các hàng mai nở rực rỡ trên từng con phố.
Hoa mai miền Trung có kích thước nhỏ hơn so với mai miền Nam. Thay vì trưng bày trong các chậu cây với hoa văn cầu kỳ, người miền Trung lại yêu thích sự bình dị, giản đơn hơn. Người miền Trung thường trồng hoa mai trước lối vào nhà hoặc cắm thêm vài nhánh nhỏ lên bàn thờ tổ tiên. Điều này tạo nên bầu không khí đậm đà sắc xuân nhưng lại rất đỗi gần gũi, thân thuộc.
Ngập tràn sắc hoa vàng rực rỡ của ngày Tết miền Trung (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bên cạnh hoa mai, người miền Trung còn rất chuộng trưng bày hoa cúc, hoa vạn thọ ngày Tết. Theo quan niệm của người miền Trung, những loài hoa này mang ý nghĩa trường tồn, hấp dẫn vận may, tài lộc đến cho gia chủ. Không chỉ thế, sắc vàng của cúc, vạn thọ còn tượng trưng cho tiền bạc và sự giàu có. Đồng thời, hương thơm của của hai loài hoa này khá dễ chịu, tạo nên không gian ấm cúng cho ngôi nhà.
Nhìn chung, người miền Trung không quá câu nệ về việc trưng bày hoa Tết. Họ thường chọn một vài loại cây cảnh, hoa cảnh có màu sắc tươi thắm, rực rỡ để bày trong nhà ngày Tết miền Trung.
>>> Xem thêm: Tết Nguyên Đán nên đi du lịch nước ngoài ở đâu đẹp nhất?
Dạo chợ Tết trước đêm 30 Tết
Nhiều người cho rằng: Những ngày trước Tết mới chính là khoảng thời gian vui nhất. Điều này không hẳn sai vì không khí nhộn nhịp của những hàng chợ Tết khiến lòng ta dâng lên một cảm xúc bồi hồi, xao xuyến đến khó tả. Chợ Tết chính là gia vị đặc trưng tạo nên nét độc đáo cho ngày Tết Việt Nam. Không khí chợ Tết thường có sự khác biệt so với ngày thường nhật, có lẽ là sầm uất hơn, tấp nập hơn.
Chợ Tết miền Trung thường bày bán chủ yếu các loại hoa Tết khác nhau đến từ mọi miền đất nước. Người dân thường có phong tục mua hoa mai, cúc, vạn thọ, quất,… về trưng bày, trang trí cho không gian nhà cửa thêm phần xuân sắc. Trước đêm 30 Tết, người miền Trung thường tham quan, mua sắm khắp các khu chợ để mang về cành mai thắm, mứt, kẹo, bao lì xì, trái cây,… cho ngày Tết.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Miền Trung luôn là vùng đất phải chịu khí hậu khắc nghiệt, thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán kèm theo đất khô cằn. Chắc cũng vì thế mà miền Trung không được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng các loại hoa quả đa dạng như 2 miền còn lại. Đây cũng là lý do mà người miền Trung không quá câu nệ vấn đề bày biện mâm ngũ quả ngày Tết.
Người dân thường chọn một số loại trái cây đặc trưng, phổ biến của vùng miền nhiệt đới như: Lựu, đào, dừa, sung, thanh long, táo, lê, dưa hấu,… Có thể thấy, người miền Trung không cầu kỳ trong cách bày biện mâm ngũ quả, có gì cúng đó. Theo quan niệm của họ, chỉ cần có lòng thành tâm, lòng biết ơn tổ tiên thì bất kỳ loại hoa quả nào cũng phù hợp.
Người miền Trung không quá câu nệ về vấn đề bày biện mâm ngũ quả như các vùng miền khác (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Tuy nhiên, chỉ duy nhất cam và quýt là hai loại trái cây mà người miền Trung không trưng bày mâm ngũ quả. Bởi vì, họ tin vào quan niệm cam và quýt có ý nghĩa “cam đành quýt đoạn”, tức là “cam chịu, khổ ải”.
Mâm ngũ quả miền Trung có sự giao thoa rõ nét bởi hai nền văn hóa miền Nam – Bắc. Chính vì thế, cách trưng bày mâm ngũ quả vẫn tuân thủ theo nguyên tắc phong thủy “ngũ hành”: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Cách bày biện của mâm ngũ quả Tết miền Trung khá đơn giản. Những quả to, nặng sẽ đặt ở dưới và quả nhỏ hơn được bày ở trên sao cho cân đối, vững chắc nhất có thể.
Ngoài ra, ở một số gia đình miền Trung trưng bày theo mâm ngũ quả miền Nam, với quan niệm “Cầu dừa đủ xài”. Năm loại hoa quả này được xem là một biểu tượng của một năm mới đầy đủ, ấm no và hạnh phúc.
Khuyến mãi HOT:Tour Tết Nha Trang Vinwonders 4N3Đ
Mâm cỗ Tết miền Trung có gì?
Do ảnh hưởng từ thời tiết, khí hậu nên mâm cỗ Tết miền Trung có cách bày trí khác biệt, đặc trưng riêng. Các món ăn chia thành các đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít và bày trí trên mâm tròn dưới tinh thần tiết kiệm, đùm bọc của con người miền Trung. Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống miền Trung, bao gồm: Bánh tét, dưa món, nem chua, tré, thịt heo,…
Mâm cỗ đặc trưng của Tết miền Trung (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bên cạnh đó, một vài gia đình miền Trung còn thêm vào các món mặn để bữa cơm đoàn viên thêm phần phong phú, hấp dẫn như: Thịt thuộc, gà luộc, cá hấp,…
Truyền thống nấu bánh tét
Nếu bánh tét là món bánh đặc trưng của miền Nam thì bánh chưng lại đại diện có Tết miền Bắc. Vậy người miền Trung thường nấu bánh gì? Câu trả lời là bánh tét nhé! Phong tục Tết miền Trung thường dâng lễ tổ tiên bằng bánh tét. Tương tự như bánh tét miền Nam, bánh chủ yếu được gói bằng lá chuối với các nguyên liệu như nếp, đậu xanh, thịt mỡ.
Bánh tét vừa có mùi thơm ngào ngạt của vị nếp mới, vừa đậm đà hương vị quê hương của thịt mỡ, lá chuối. Bánh tét được trưng bày thành kính trên bàn thờ tổ tiên như một sự tượng trưng cho sợi dây gắn kết tình thân, lòng biết ơn đến cha ông. Đồng thời, đây còn được xem là ước vọng cho một năm ấm no, hạnh phúc và bình an.
>>> Xem thêm: 4 điểm đến lý tưởng cho chuyến du Xuân miền Trung
Lì xì ngày Tết miền Trung
Không chỉ ở miền Bắc, miền Nam, phong tục lì xì là nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa miền Trung. Những hầu bao đỏ thắm tượng trưng cho lời cầu chúc may mắn, phát đạt. Ở miền Trung, ông bà, cha mẹ thường tặng con cháu lì xì kèm theo những lời chúc ngoan ngoãn, học giỏi. Bên cạnh đó, họ còn gọi bao lì xì là “tiền mừng tuổi”.
Tượng tự như miền Bắc – Nam, người miền Trung vẫn giữ gìn phong tục cúng ông Công ông Táo, xông đất đầu năm, thắp hương cho ông bà, tổ tiên,… Tuy nhiên, họ thường có những quy tắc cúng kiếng riêng biệt, những phong tục bắt buộc ngày đầu năm.
-
Phong tục cúng ông Táo: Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch vẫn là ngày cúng ông Công ông Táo như hai miền Nam – Bắc. Tuy nhiên, phong tục Tết miền Trung không cúng áo mũ vàng, thả cá chép như miền Bắc hay đốt “cò bay, ngựa chạy” như miền Nam. Thay vào đó, người miền Trung sẽ dâng một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ và sau đó đem đi đốt. Đây được xem là hành động dâng lễ, cúng tế các vị thần linh để cầu bình an, sung túc.
-
Xông đất đầu năm: Đây được xem là một trong những phong tục không thể thiếu của Tết miền Trung. Vào mỗi sáng mùng 1 Tết, cả gia đình sẽ nhờ người lớn tuổi có uy tín trong dòng họ hoặc đứa trẻ thông minh, hoạt bát đến “xông đất” đầu năm. Họ tin rằng với những người có năng lượng tích cực sẽ mang đến điều may mắn.
-
Thắp hương cho ông bà: Vào mỗi buổi sáng ngày 30 Tết, người đàn ông trụ cột của gia đình sẽ đến tảo mộ và thắp hương cho ông bà tổ tiên. Đây được xem là lời mời ông bà về ăn Tết với con cháu trong dòng họ. Sau khi hoàn thành lễ cúng, cả gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm cuối năm. Các thành viên sẽ cùng nhau chia sẻ “niềm vui nỗi buồn” và tổng kết năm cũ đã qua. -
Đi chùa cầu bình an: Người miền Trung thường viếng chùa ngày đầu năm nhằm cầu bình an, hạnh phúc. Tiếp tục chuyến du xuân là các hoạt động chúc tết hoặc tham gia các lễ hội dân gian, trò chơi cổ truyền ngày Tết.
Người miền Trung rất xem trọng việc xông đất đầu năm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
So với miền Bắc – Nam, mâm cơm ngày Tết lại có phần đơn giản và không quá cầu kỳ. Tuy nhiên, những món ăn vẫn được chuẩn bị rất chu đáo và đảm bảo hương vị thơm ngon cho các thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số món ăn ngon Tết miền Trung.
-
Bắp bò kho mật mía: Nếu miền Nam có món “thịt kho hột vịt” bất hủ thì bắp bò kho mật mía là đặc sản trứ danh của ngày Tết miền Trung. Món ăn này mang vị ngọt đặc trưng của mật mía và vị đậm đà của bắp bò. Đây là được xem là món ăn “bất hủ” không thể thiếu trong cơm ngày Tết miền Trung.
-
Dưa món, củ kiệu ngâm: Dù chỉ là món ăn kèm nhưng lại có khả năng chống ngấy đầy hiệu quả trong các mâm cơm ngày Tết miền Trung. Dưa món, củ kiệu thường có vị chua chua ngọt ngọt hòa quyện với một chút vị mặn đặc trưng. Điều này tạo nên “sự bùng nổ vị giác” đầy mới lạ nếu như bạn đã quá ngán với các món mặn.
-
Thịt heo ngâm mắm: Không ngoa khi nói thịt heo ngâm mắm là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết miền Trung. Vị mặn đậm đà của nước mắm thấm đẫm vào từng thớ thịt heo luộc khiến bất kỳ thực khách nào nhớ mãi không quên.
-
Tré: Tré là một món ăn đặc sản nổi tiếng của tỉnh miền Trung. Với vị chua ngọt, nồng nàn mà bất kỳ ai cũng phải ấn tượng. Tré được xem như là một món quà đặc sản mà người miền Trung luôn tự hào khi muốn tặng cho các vị khách phương xa.
Thịt heo ngâm mắm là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Trung (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Du lịch Tết giá rẻ: Tour Đà Nẵng – Hội An – Bà Nà – Huế – Quảng Bình 4N3Đ
Phong tục Tết miền Trung khá thoải mái và không có quá nhiều quy tắc. Tuy nhiên, người miền Trung vẫn có nhiều điều kiêng kỵ trong ngày Tết mà họ thường dặn dò con cháu không được mắc phải. Vậy người miền Trung kiêng gì vào ngày Tết?
-
Kiêng bất cứ món gì liên quan đến tôm: Ở một số tỉnh thành miền Trung quan niệm rằng: Ăn tôm vào ngày Tết sẽ bị đi lùi như con tôm. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo cho một năm không suôn sẻ trong sự nghiệp, chuyện làm ăn. -
Kiêng trứng hột vịt lộn, thịt vịt: Người miền Trung cho rằng: Ăn hột vịt lộn, thịt vịt thường mang đến điều xui xẻo trong năm mới: -
Không nên mặc áo trắng trong ngày đầu năm: Phong tục này thường xuất hiện tại một số địa phương miền Trung. Đồng thời, điều cấm kỵ này cũng không còn phổ biến ở thời điểm hiện tại. -
Không nên đi chúc tết khi có thai: Đây dường như là quan điểm chung của người Việt từ xưa đến nay. Bởi ông bà quan niệm bà bầu đến nhà đầu năm sẽ mang đến vận xui cho gia chủ -
Không ăn mực, ăn cá mè vào ngày đầu năm mới: Người miền Trung cho rằng cá mè đầu năm thì đường công danh tài lộc cả năm sẽ bị “hãm lại”. Còn mực sẽ đem đến sự đen đủi theo quan niệm “đen như mực” của cha ông ngày xưa.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về những phong tục và nét đặc trưng của Tết miền Trung. Hy vọng với những chia sẻ của Vivu Miền Trung, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về ngày Tết cổ truyền của đất nước. Nếu có nhu cầu đặt tour du lịch Tết cho gia đình, người thân, hãy liên hệ đến hotline 0902365859 của Vivu Miền Trung. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn mức giá tour, lịch trình ngày Tết phù hợp cho quý khách.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ TOUR DU LỊCH TẾT
Nguồn: VivuMientrung.net